Kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên xây dựng mới ra trường

Chia sẻ Việc làm Khóa học

Trả lời cho những câu hỏi chung nhất, được đặt ra nhiều nhất của sinh viên ngành Xây dựng mới ra trường: "Em học Xây dựng dân dụng mới ra trường kinh nghiệm chưa đâu vào đâu. Em nên làm gì?"; Hay "Các kỹ năng cần thiết của một người kỹ sư xây dựng là gì để khi kết thúc quá trình học tập, bước chân vào môi trường làm việc có thể thích ứng với những khó khăn và thử thách của nghề xây dựng?". Bài viết nhằm mục đích hỗ trợ cho sinh viên năm cuối của ngành có thể tiếp cận với những kinh nghiệm tìm việc, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn mà sinh viên mới ra trường còn đang vướng mắc.

Các bạn thân mến, khi các bạn lựa chọn theo nghề xây dựng là cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận những khó khăn và thử thách của nghề nghiệp. Phải nói, nghề xây dựng khó khăn cũng lắm và gian nan cũng nhiều, nhưng nó cũng có những niềm vui mà không thể nói hết được với những người ngoài ngành. Tôi chỉ muốn nói một điều rằng, bạn đã hoàn toàn lựa chọn đúng, khi bạn dồn tâm huyết của mình vào nó thì đến một ngày nào đó nó sẽ đem lại cho bạn những quả ngọt. Hãy tin tưởng và kiên định với lựa chọn của bạn, nghề xây dựng sẽ không làm bạn thất vọng.


Trong tình hình xã hội phát triển như ngày này, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng mạnh khiến cho ngành xây dựng cũng phát triển với tốc độ lớn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu con người càng phải nâng cao trình độ để thích nghi với nó, do đó, khi ra trường, các bạn cũng nên chuẩn bị cho mình những kỹ năng thật cần thiết để làm việc hiệu quả và tạo ra thu nhập cho chính bản thân mình. Hiện nay để có thể xin được việc ngay khi vừa mới ra trường là điều không hề dễ dàng với những ứng viên có hồ sơ "trắng tinh". Dưới đây tôi xin chia sẻ với các bạn một số kỹ năng cơ bản cần thiết ở một kỹ sư xây dựng trước khi bước vào nghề:


1.Yêu cầu cơ bản và cần thiết: phải có Kiến thức chuyên ngành tốt – cơ hội xin việc thành công cao


Phải biết đọc bản vẽ:
Thật đáng buồn nếu như một người kỹ sư xây dựng mà lại không biết đọc bản vẽ. Nếu như bạn không biết đọc bản vẽ thì cũng coi như bạn học trong trường ra mà vẫn bị "mù chữ". Bởi vì, bản vẽ là ngôn ngữ giao tiếp chính của ngành xây dựng, là ngôn ngữ chung của người thiết kế, người thi công, và chủ đầu tư. Khi vào công việc, ta chỉ nói trên cơ sở các bản vẽ thiết kế.


Đọc bản vẽ yêu cầu bạn những gì ? Yêu cầu bạn nắm bắt được những thông tin mà người thiết kế muốn truyền tải vào đó, hiểu được quy mô, tính chất công trình mình sắp thi công, hình dung được những công việc cần phải làm để hoàn thành công trình. Tương tự, bạn cũng phải bóc tách được khối lượng từ bản vẽ thì mới có cơ sở để thi công, bố trí vật tư, thiết bị và nhân lực thi công.


Phải học tốt và ứng dụng tốt các môn chuyên ngành: Để nắm chắc cơ hội được tuyển dụng và tận dụng tốt cơ hội ấy trước và trong quá trình xin việc làm bạn hãy thực hành các kiến thức chuyên ngành trên những bản vẽ. Tưởng tượng, bạn vào công ty, được giao 1 cái nhà phố 3 tầng, 5x20m để bạn thiết kế, bạn sẽ làm gì, trả lời được rồi hãy nghĩ đến việc làm nghề.


Tại sao bạn phải nắm vững và ứng dụng tốt các kiến thức chuyên ngành, bởi vì khi bạn đi làm tức là bạn phải sử dụng kiến thức đã có của mình để giải quyết công việc và giúp doanh nghiệp sinh lời. Đồng thời, việc nắm vững và ứng dụng tốt các kiến thức chuyên ngành sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không được xảy ra trong công việc - Ví dụ như là dầm: xem moment trong etab thấy moment + mà đặt thép lớp trên là thua, hay cắt thép lớp dưới mà cắt ngay nhịp cũng thua lun… Và phải biết cách lấy tim, cốt sao cho chuẩn, những điều này trong giáo trình kỹ thuật thi công đã nói chi tiết rồi, và học sao ra làm vậy.


Việc có nền tảng chuyên ngành tốt sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh những công nghệ kỹ thuật xây dựng mới, những công việc ngoài thực tế. Và nếu bạn lo lắng ngoài thực tế có khác, thì thực ra chỉ khác đôi chút như ở cách thiết kế, hay thể hiện bản vẽ,... mà thôi.


Có kỹ năng tin học cơ bản, sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành:
Sử dụng tốt các phần mềm, xử lý tốt các sự cố thường gặp của máy tính, sử dụng tốt tin học văn phòng. Sẽ có đôi lúc, bạn chẳng ở công ty mà để có thể nhờ bộ phận văn phòng hay bộ phận IT giúp đỡ. Nhất là những bạn thường xuyên đi công trình thì việc kiêm nhiệm đa năng như vậy càng nhiều, càng phải rành rẽ.


Và đặc biệt bây giờ, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã quá phổ biến rồi, nên việc sử dụng các phần mềm để tiết kiệm sức lực, tăng hiệu quả và độ chính xác trong công việc là việc quá nên làm. Phần mềm chuyên ngành chính là công cụ làm việc của ngành xây dựng giống như làm bác sĩ phải biết dùng tai nghe, làm nông dân phải biết dùng cày cuốc vậy. Bạn học xây dựng, cầm tấm bằng kĩ sư xây dựng mà chưa vững một phần mềm cơ bản như CAD, hoặc không biết đặt thép lớp trên hay lớp dưới thì đừng nói đến chuyện "hành nghề" làm gì. Cái này thực là yêu cầu sống còn đối với người làm nghề xây dựng, hãy nắm vững công cụ này từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đừng để đến khi đi làm phải loay hoay mãi với một bộ hồ sơ thiết kế cơ bản, hay không biết làm thế nào cho phải.


Ngoài ra biết bóc tách khối lượng bản vẽ, làm được Dự Toán, lập được hồ sơ thầu cũng là những kỹ năng căn bản nhất của mỗi người kỹ sư xây dựng.


2. Có thể tự thiết kế công trình độc lập và thành thạo là điểm mấu chốt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và tăng thu nhập cho bạn
Vậy để có thể tự thiết kế công trình độc lập kỹ sư xây dựng phải biết làm gì?


Bạn phải biết tính toán kết cấu cho công trình, khi tính toán xong các bạn phải biết triển khai ý tưởng triển khai bản vẽ ra (Móng, cột, dầm sàn...). Hơn nữa, bạn cũng có thể nghiên cứu để thiết kế kiến trúc cơ bản cho các công trình đơn giản, như công trình cấp IV chẳng hạn. Điều này giúp bạn có thể nhận thiết kế thêm các nhà dân, các công trình nhỏ theo mối quan hệ và làm cộng tác viên với một công ty tư vấn thiết kế nào đó.


Để làm được điều này, tôi khuyên các bạn nên học tốt các môn về kết cấu như: PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN KẾT CẤU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, sử dụng phần mềm phân tích kết cấu ( ETAB, SAP2000, EXCEL...), và bổ sung kiến thức về kiến trúc,  bởi vì nó sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng tốt nhất để bạn có thể tự chiến đấu một mình được.


Nếu bạn có thể thiết kế các công trình nhà ở dân dụng, công nghiệp… và có thể thực hiện các khâu từ thiết kế kiến trúc, kết cấu, bóc tách khối lượng, lập dự toán một cách độc lập và chuyên nghiệp . Tôi tin chắc rằng thu nhập của bạn….không dưới 2 con số 1 tháng.


3. Tiếng anh chuyên ngành xây dựng là vấn đề thiết yếu
Nếu bạn có nền tảng có căn bản về ngoại ngữ tốt rồi thì khuyên các bạn hãy phát triển nó lên, khi làm việc trong ngành xây dựng mà bạn có vốn ngoại ngữ thì lương của bạn được tính bằng USD đấy. Và hiện nay những công ty liên doanh, những công ty lớn về xây dựng trả mức lương rất đỉnh cho những kỹ sư xâ dựng có năng lực. Tuy nhiên, để đặt chân vào những đơn vị này, điều đầu tiên bạn cần biết đó là ngoại ngữ.


Hơn nữa, những công nghệ thi công tiên tiến, mới nhất hiện nay đều từ nước ngoài về, các giám sát của những công trình, dự án lớn đều là người nước ngoài. Do đó, vấn đề ngoại ngữ rất quan trọng và cần thiết để giao tiếp và nâng cao chuyên môn, hãy cố gắng vì thu nhập của mình và sự phát triển của bản thân.


4. Kỹ năng mềm.
Không chỉ trong ngành xây dựng mà trong tất cả các ngành nghề khác trong xã hội này đều cần có những kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, thông cảm, trình bày, chia sẻ... nói tóm lại là những kỹ năng mềm. Ví dụ: Cùng một vấn đề, nhưng cách nói khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, cùng một cách giải quyết, nhưng đôi khi nhà tuyển dụng lại gật gù tán thưởng với anh A mà khăng khăng không chấp nhận anh B, ấy là vì khả năng trình bày của anh A mạnh hơn anh B. Cái này phải luyện nhiều, thuyết trình nhiều, trình bày nhiều, và phản biện nhiều.


Và hiện nay môi trường học tập của bạn tại BVU được dạy rất tốt những kỹ năng này. Và để tồn tại và phát triển được, bạn phải cố rèn luyện chúng. Ngoài ra, ngành xây dựng cần có kỹ năng kết hợp làm việc nhóm rất cao. Vì chắc chắn bạn không thể nào làm được việc gì ở công trình xây dựng một mình ngoài việc giữ cổng.


Khả năng lãnh đạo là điều cuối cùng bạn cần phải có nếu muốn phát triển nhanh. Nếu bạn chỉ giỏi chuyên môn, bạn sẽ là người đi làm. Nhưng nếu có thêm khả năng lãnh đạo bạn sẽ sớm thành người quản lý.


5. Phải biết tự nghiên cứu
Cứ mỗi ngày không tìm hiểu, là một ngày mình bị tụt so với xu thế. Chưa nói gì xa xôi, riêng khoản cập nhật các thông tư, quy định mới của nhà

 

Sưu tầm

0356.81.87.86